Dược chất Cefixime – Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn | Thông tin chi tiết tác dụng, liều dùng, lưu ý

0
443

Cefixime là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Cefixime. Bài viết dưới đây của Cier.info sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Cefixime

Dược chất Cefixime

Thông tin chung

  • Tên dược chất: Cefixime
  • Mã ATC: J01DD08
  • Nhóm dược lý: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
  • Tên khác:  –
  • Tên biệt dược: Acicef 100; Acicef sachet; Afenmax 200
  • Dạng bào chế: Viên nang; Thuốc bột; Viên nén bao phim; Bột pha hỗn dịch uống
  • Thành phần: Cefixime trihydrate

Tác dụng của Cefixime

Thuốc có tác dụng tốt trên vi khuẩn gram âm, bền vững với betalactamse và đạt được nồng độ diệt khuẩn trong dịch não tuỷ. Tuy nhiêm trên vi khuẩn gram dương thì tác dụng kém penicillin và cephalosporin thế hệ I.
Thuốc tác dụng cả với P. aeruginosa.
Hiệu lực lâm sàng đã được chứng minh trên nhiều bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi những chủng gây bệnh phổ biến như: Streptococcus pyogennes; S. agalactiae, S.pneumoniae; E.coli; Proteus mirabilis; Klebsiella species; Haemophilus influenzae, H.Prarainfluenzae (kể cả những chủng tiết ra &beta-lactamase) Moraxella catarrhalis (kể cả những chủng tiết ra &beta-lactamase); Neisseria menigitidis; N.gonorrhoeae (kể cả những chủng tiết ra penicillinase)…

Dược lực học của Cefixime

Cefixime là kháng sinh cephalosporin thế hệ III.

Dược động học của Cefixime

– Hấp thu: Cefixime hấp thu tốt cả đường tiêu hoá và đường tiêm. Khi uống cefixim khoảng 40-50% được hấp thu qua hệ tiêu hóa, sự hấp thu tăng khi uống cùng thức ăn. Thuốc được hấp thu khá chậm. Sau khi tiêm 1 g thuốc đạt nồng độ trong huyết tương là 60-14

Chỉ định dùng Cefixime

Trong các nhiễm khuẩn sau đây gây ra bởi các chủng nhạy cảm với cefixime như Streptococcus sp. (ngoại trừ Enteroccus sp.), Streptococcus pneumoniae, Neisseria gonorrhoeae, Branhamella catarrhalis, Escherichia coli, Klebsiella sp., Serratia sp., Proteus sp. và Haemophilus influenzae:
– Viêm phế quản, giãn phế quản nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn thứ phát trong bệnh đường hô hấp mãn tính, viêm phổi.
– Viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do lậu.
– Viêm túi mật, viêm đường mật.
– Sốt hồng ban.
– Viêm tai giữa, viêm xoang.

Chống chỉ định Cefixime

Bệnh nhân có tiền sử tăng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với các kháng sinh có nhân cephem khác.

Thận trọng lúc dùng Cefixime

– Bệnh nhân có tiền sử tăng mẫn cảm với các penicillin.
– Bệnh nhân với tiền sử cá nhân hoặc gia đình có các phản ứng dị ứng như là bị hen phế quản, chứng phát ban và chứng mề đay.
– Bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận trầm trọng.
– Bệnh nhân ăn uống kém

Tương tác thuốc Cefixime

Ảnh hưởng của thuốc lên các xét nghiệm cận lâm sàng:
– Kết quả dương tính giả có thể xảy ra với thử nghiệm đường trong nước tiểu khi dùng các dung dịch thử Benedit và dung dịch Fehling, và Clinitest. Chưa có báo cáo cho kết quả dương tính giả với thử nghiệm Tes-Tape.
– Có thể xảy ra thử nghiệm Coomb trực tiếp dương tính.

Liều lượng và cách dùng Cefixime

Dạng viên 50mg và 100mg: cho người lớn và trẻ em cân nặng ≥ 30kg, liều thường dùng hàng ngày được khuyến cáo là uống 50-100mg cefixime, 2lần/ngày. Có thể điều chỉnh liều tùy theo tuổi tác, thể trọng và triệu chứng bệnh. Trường hợp nhiễm khuẩn trầm trọng và dai dẳng, có thể tăng liều lên đến 200mg, 2lần/ngày.
Dạng thuốc bột (hạt mịn): liều dùng thông thường hàng ngày ở trẻ là 1,5-3mg/kg cân nặng, uống 2lần/ngày. Có thể điều chỉnh liều tùy theo triệu chứng của bệnh nhân. Trường hợp nhiễm khuẩn trầm trọng và dai dẳng, có thể tăng liều lên đến 6mg/kg cân nặng, uống 2lần/ngày.

Tác dụng phụ khi dùng Cefixime

Sốc:
Nên thận trọng khi sử dụng vì các triệu chứng của sốc có thể xảy ra nhưng hiếm. Phải ngưng dùng thuốc ngay lập tức nếu xảy ra bất cứ các dấu hiệu nào có liên quan đến các triệu chứng như: cảm giác không được khỏe, khó chịu ở khoang miệng, thở khò khè, chóng mặt, giục đi đại tiện bất thường, ù tai hoặc đổ mồ hôi.
Phản ứng mẫn cảm:
Nếu xảy ra các dấu hiệu của phản ứng mẫn cảm như: chứng phát ban, mề đay, ban đỏ, ngứa hoặc sốt, phải ngưng sử dụng thuốc ngay và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.
Huyết học:
Giảm bạch cầu hạt hoặc tăng bạch cầu ái toan có thể xảy ra không thường xuyên. giảm tiểu cầu hiếm khi xảy ra. Ngưng sử dụng thuốc nếu thấy các dấu hiệu bất thường này. Ðã có báo cáo thiếu máu tán huyết xảy ra với các kháng sinh có nhân cephem khác.
Gan:
GOT, GPT hoặc alkaline phosphatase có thể tăng nhưng không thường xuyên.
Thận:
Khuyến cáo theo dõi định kỳ chức năng thận, vì thương tổn thận trầm trọng như suy thận cấp có thể xảy ra nhưng hiếm. Nếu thấy các bất thường này, phải ngưng dùng thuốc ngay và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.
Tiêu hóa:
Hiếm khi xảy ra viêm đại tràng trầm trọng như viêm đại tràng giả mạc, biểu hiện có máu trong phân. Ðau bụng hoặc tiêu chảy thường xuyên yêu cầu có biện pháp điều trị thích hợp bao gồm ngưng dùng thuốc ngay.
Hô hấp:
Hiếm khi xảy ra viêm phổi mô kẽ hoặc hội chứng PIE, biểu hiện bởi sốt, ho, khó thở, X quang phổi bất thường hoặc tăng bạch cầu ái toan. Nếu các triệu chứng này xảy ra, ngưng dùng thuốc ngay lập tức và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp như dùng các hormon vỏ thượng thận.
Thay đổi hệ vi sinh đường ruột:
Hiếm khi xảy ra viêm miệng hoặc nhiễm nấm candida.
Sự thiếu vitamin:
Thiếu vitamin K (như giảm prothrombine/máu hoặc dễ chảy máu) hoặc thiếu các vitamin nhóm B (như viêm lưỡi, viêm miệng, chán ăn hoặc viêm thần kinh) hiếm khi xảy ra.
Các tác dụng không mong muốn khác:
Nhức đầu hoặc choáng mặt có thể hiếm khi xảy ra.

Quá liều khi dùng Cefixime

Không có chất giải độc đặc hiệu, khi dùng quá liều tiến hành rửa dạ dày. Một lượng không đáng kể của Cefixim bị loại khỏi vòng tuần hoàn bởi thẩm tách máu hoặc thẩm tách phúc mạc. Phản ứng phụ trong một số người tình nguyện khỏe mạnh dùng 2g Cefixim không khác với tình trạng xảy ra ở những bệnh nhân được điều trị với liều đề nghị.

Bảo quản Cefixime

Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Dạng thuốc bột (hạt mịn): không nên tích trữ khi thuốc đã được pha vào sữa, nước ép trái cây…

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here