Dược chất Ipratropium – Thuốc tác dụng trên đường hô hấp | Thông tin chi tiết tác dụng, liều dùng, lưu ý

0
306

Ipratropium là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Ipratropium. Bài viết dưới đây của Cier.info sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Ipratropium

Dược chất Ipratropium

Thông tin chung

  • Tên dược chất: Ipratropium
  • Mã ATC: –
  • Nhóm dược lý: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
  • Tên khác:  –
  • Tên biệt dược: Berodual Solution
  • Dạng bào chế: Dung dịch khí dung; Bơm xịt định liều; Thuốc xịt mũi; Viên nang chứa bột để hít
  • Thành phần: Ipratropium bromure

Tác dụng của Ipratropium

Ipratropium là thuốc kháng acetylcholin nên có tác dụng ức chế đối giao cảm. Khi được phun, hít, thuốc có tác dụng chọn lọc gây giãn cơ trơn phế quản mà không ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch nhầy phế quản, đến các chức năng khác của cơ thể, đặc biệt là chức năng của tim mạch, mắt và ống tiêu hoá.

Dược lực học của Ipratropium

Ipratropium bromure tác dụng liệt đối giao cảm do đối kháng tương tranh với Acetylcholine tại các thụ thể cholinergic của cơ trơn phế quản.
Tác động giãn phế quản xảy ra ngay phút thứ 3 sau khi dùng thuốc và kéo dài trong 6-8 giờ.
Ipratropium bromure không ảnh hưởng đến hoạt động thanh thải của các lông chuyển và không gây khô niêm mạc đường hô hấp.

Dược động học của Ipratropium

– Hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa.
– Không vượt qua hàng rào máu não.
– Hàm lượng thuốc hấp thu qua niêm mạc đường hô hấp rất thấp và nồng độ thuốc trong huyết tương rất thấp do chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ được hấp thu qua ruột non.
– Thời gian bán hủy là

Chỉ định dùng Ipratropium

Ðối với trẻ em: Ðiều trị các cơn suyễn cấp và trầm trọng phối hợp với một chất chủ vận b2.
Ðối với người lớn:
– Cắt các triệu chứng của cơn suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kịch phát khi được dùng phối hợp với một chất chủ vận b2 tác dụng nhanh và ngắn hạn.
– Ðiều trị liên tục triệu chứng co thắt cơ trơn phế quản còn hồi phục của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Chống chỉ định Ipratropium

Trường hợp không dung nạp thuốc (gây ho hoặc co thắt phế quản sau khi hít dung dịch), nên ngưng dùng thuốc hoặc thay đổi dạng sử dụng.

Thận trọng lúc dùng Ipratropium

– Trường hợp viêm nhiễm hoặc tiết dịch quá độ ở đường hô hấp, nên dùng phối hợp với các thuốc tương ứng.
– Thận trọng tránh để thuốc vào mắt vì có thể gây giãn đồng tử, đặc biệt đối với bệnh nhân bị chứng glaucoma khép góc.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Tương tác thuốc Ipratropium

Liều lượng và cách dùng Ipratropium

Liều lượng:
Trẻ em Trẻ em Sử dụng máy phun khí dung trong 10 đến 20 phút phối hợp với một chất chủ vận b2.
Trẻ em > 12 tuổi và người lớn (kể cả người già):
– Dạng khí dung: 1 ống đơn liều 500mcg/2 ml pha thêm dung dịch sinh lý cho đủ 5 ml. Tùy theo mức độ của bệnh, có thể cho chạy máy 20-30 phút/đợt.
– Dạng bơm xịt định liều: 1-2 nhát xịt. Tối đa: 16 nhát xịt/ngày.
Cách sử dụng dạng bơm xịt định liều:
– Lắc kỹ chai thuốc và mở nắp miệng chai thuốc.
– Thở ra thật sâu.
– Ngậm kín miệng chai thuốc (với đáy chai thuốc được quay ngược lên trên).
– Hít vào thật chậm và sâu đồng thời ấn mạnh lên đáy chai thuốc.
– Lấy chai thuốc ra khỏi miệng và giữ hơi thở trong 10 giây.
– Rửa sạch miệng chai thuốc sau khi dùng.

Tác dụng phụ khi dùng Ipratropium

– khô miệng.
– Kích ứng thanh quản.

Quá liều khi dùng Ipratropium

Việc sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần liều cao của thuốc có thể tạo thuận lợi cho sự xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, với dạng bơm xịt, việc xuất hiện các tác dụng liệt đối giao cảm trên toàn thân là điều hiếm khi xảy ra.
Cách xử trí: điều trị triệu chứng các rối loạn.

Bảo quản Ipratropium

Thuốc độc bảng B.
bảo quản tránh để thuốc chỗ nóng(trên 50 độ). Tránh ánh sáng mặt trời.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here