Dược chất Phenylpropanolamine – Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng | Thông tin chi tiết tác dụng, liều dùng, lưu ý

0
375

Phenylpropanolamine là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Phenylpropanolamine. Bài viết dưới đây của Cier.info sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Phenylpropanolamine

Dược chất Phenylpropanolamine

Thông tin chung

  • Tên dược chất: Phenylpropanolamine
  • Mã ATC: R01BA01
  • Nhóm dược lý: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
  • Tên khác:  –
  • Tên biệt dược: –
  • Dạng bào chế: Viên nén, siro, hỗn dịch uống
  • Thành phần: Phenylpropanolamine hydrochloride

Tác dụng của Phenylpropanolamine

Tùy thuộc vào liều sử dụng, thuốc có khả năng làm giãn phế quản (có tác dụng điều trị một số trường hợp suyễn), gia tăng nhịp tim và co các mạch máu. Tác dụng co mạch máu làm giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc mũi của Phenylpropanolamine đã được các thầy thuốc tai mũi họng, nội khoa, nhi khoa tận dụng để điều trị triệu chứng nghẹt mũi trong viêm xoang cấp. Tuy có tác dụng trong điều trị chứng nghẹt mũi, song thời gian gần đây đã có nhiều báo cáo ghi nhận thuốc Phenylpropanolamine có khả năng làm tăng huyết áp của người sử dụng. Và vì Phenylpropanolamine cũng có tác dụng phụ ức chế sự thèm ăn, nên thuốc còn được sử dụng như một trong các phương pháp để giảm cân. Phenylpropanolamine có cấu trúc và tác dụng gần giống với Ephedrine, ngoại trừ tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương của Phenylpropanolamine không rõ rệt như Ephedrine; Một số thuốc có tác dụng tương tự Phenylpropanolamine là Pseudoephedrine và Phenlyephrine.

Dược lực học của Phenylpropanolamine

Phenylpropanolamine là thuốc có tác dụng co mạch.

Dược động học của Phenylpropanolamine

Chỉ định dùng Phenylpropanolamine

Chuyên trị hắt hơi, chảy mũi, ho, ngạt mũi và nhức đầu cho viêm mũi cấp tính hoặc dị ứng, viêm họng, cảm, cúm.

Chống chỉ định Phenylpropanolamine

Chống chỉ định với những bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.

Thận trọng lúc dùng Phenylpropanolamine

Không được dùng thuốc cho các bệnh nhân sau: Các bệnh nhân đang dùng thuốc khác có chứa phenylpropanolamin.
Dùng thuốc một cách thận trọng cho các bệnh nhân sau:
1) Các bệnh nhân có tiền sử dị ứng(như nổi mẩn, đau khớp, ngứa) với thuốc.
2) Các bệnh nhân huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường và cường tuyến giáp.
3) Các bệnh nhân nhãn áp cao và phì đại tiền liệt tuyến.
4) Các phụ nữ có thai hoặc nghi có thai.
Dùng thuốc một cách thận trọng cho những bệnh nhân đang làm những việc cần tập trung chú ý như điều khiển phương tiện giao thông hoặc vận hành các máy nguy hiểm.
Nếu trong vài ngày dùng mà triệu chứng không thuyên giảm phải ngừng dùng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc.
Tránh dùng thuốc kéo dài.
Đối với trẻ em, thuốc này phải được dùng dưới sự giám sát của người lớn và không được dùng cho trẻ nhỏ dưới ba tháng tuổi.
Khi dùng thuốc này đồng thời với các thuốc trị viêm mũi, chống dị ứng hay trị cảm cúm khác phải có ý kiến của thầy thuốc.

Tương tác thuốc Phenylpropanolamine

Liều lượng và cách dùng Phenylpropanolamine

Phenylpropanolamine thường phối hợp với các thuốc có tác dụng long đờm, kháng histamin khác nên liều uống, cách dùng tùy thuộc vào các thuốc phối hợp đó.

Tác dụng phụ khi dùng Phenylpropanolamine

Tác dụng phụ:
Thần kinh: Chóng mặt, mất ngủ, đau đầu và cảm giác bứt rứt có thể xảy ra.
Tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, táo bón và biếng ăn có thể xảy ra.
Các phản ứng khác: Đỏ da, nổi mẩn có thể xảy ra.

Quá liều khi dùng Phenylpropanolamine

Bảo quản Phenylpropanolamine

Bảo quản trong đồ chứa kín khí và ở nhiệt độ phòng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here