Dược chất Vitamin A – Khoáng chất và Vitamin | Thông tin chi tiết tác dụng, liều dùng, lưu ý

0
334

Vitamin A là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Vitamin A. Bài viết dưới đây của Cier.info sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Vitamin A

Dược chất Vitamin A

Thông tin chung

  • Tên dược chất: Vitamin A
  • Mã ATC: –
  • Nhóm dược lý: Khoáng chất và Vitamin
  • Tên khác: Axerophthol, Retinol
  • Tên biệt dược: Thylrone; Vitamin A 5.000UI; Vitamin A Faure
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm; Gel nhỏ mắt; Kem bôi da; Thuốc nhỏ mắt; Viên nang; Viên nang mềm
  • Thành phần: Vitamin A

Tác dụng của Vitamin A

Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
– Cơ chế: trong bóng tối vitamin A(cis-retinal) kết hợp với protein là opsin tạo nên sắc tố võng mạc rhodópin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. KHi ra ánh sáng, rhodopsin lại phân huỷ giải phóng ra opsin và trans-retinal. Sau đó, trans-retinal lại chuyển thành dạng cis-retinal. Do đó nếu cơ thể thiếu vitamin A, khả năng nhìn trong tối giảm gây bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ mù loà.
Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt.
Vitamin A làm tăng tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hoá. Khi thiếu vitamin A, quá trình tiết chất nhày bị giảm hoặc mất, biểu mô sẽ bị teo và thay vào đó là các lớp keratin dày lên làm da trở lên khô, nứt nẻ và sần sùi.
Trên xương: vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.
Trên hệ miễn dịch: vitamin A giúp phát triển lách và tuyến ức là 2 cơ quan tạo ra lympho bào có vai trò miễn dịch của cơ thể,tăng tổng hợp các protein miễn dịch.
Trong thời gian gần đây, có nhiều nghiên cứu chứng minh vitamin A và tiền chất caroten có tác dụng chống oxy hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và dễ nhạy cảm với các tác nhân gay ung thư.
Khi thiếu vitamin A còn dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục và thiếu máu nhược sắc.

Dược lực học của Vitamin A

Vitamin A là vitamin tan trong dầu.

Dược động học của Vitamin A

– Hấp thu: vitamin A Hấp thu được qua đường uống và tiêm. để Hấp thu được qua đường tiêu hoá thì cơ thể Phải có đủ acid mật làm chất nhũ hoá.
– Phân bố: vitamin A liên kết với Protein huyết Tương tháp, chủ yếu là alfa-globulin, Phân bố vào các tổ chức củacơ thể, Dự trữ nhiều nhất ở gan.
– thải trừ: thuốc thải trừ qua thận và mật.

Chỉ định dùng Vitamin A

Trẻ em chậm lớn, mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt. Bệnh vẩy cá , bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng chân, móng tay bị biến đổi. Hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ. Chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai. Nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, phòng thiếu hụt Vitamin A ở người mới ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp.

Chống chỉ định Vitamin A

Dùng đồng thời với dầu parafin.

Thận trọng lúc dùng Vitamin A

Khi dùng liều cao kéo dài, cần điều trị từng đợt, dùng 6 tuần, nghỉ 2 tuần. Thận trọng ở phụ nữ có thai.
– Không được dùng với các thuốc khác có chứa vitamin A.
– Viên: tránh dùng cho người mẫn cảm với tartiazin và/hoặc acid acetylsalicylic.
– Khi có thai không được dùng quá 6000UI/ngày. Dùng liều cao vitamin A gây dị dạng bào thai. Không dùng liều cao với người đang nuôi con bú, không vượt quá 6000UI/ngày (kể cả trong khẩu phần ăn).

Tương tác thuốc Vitamin A

Liều lượng và cách dùng Vitamin A

Uống: người lớn 2–6 viên hoặc 20–60 giọt/ngày. Trẻ em 1-3 viên/ngày hoặc 10–30 giọt.
Tiêm sâu bắp thịt: người lớn, trẻ em từ 15 tuổi trở lên: cứ 6 tháng tiêm 1 lần 1 ống 500.000đvqt

Tác dụng phụ khi dùng Vitamin A

Thường do quá liều, ngừng dùng thuốc. Phải tôn trọng liệu trình và khoảng cách giữa các đợt dùng thuốc (không được dùng quá 100.000UI/lần).

Quá liều khi dùng Vitamin A

Cấp tính với liều vượt quá 150.000UI ở trẻ em, 100.000UI ở người lớn. Biểu hiện: rối loạn têu hóa, (chán ăn, nôn, ỉa chảy), nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, phù nhú thị giác, rối loạn tâm thần (lú lẫn, mê sảng) dễ kích động, co giật, tróc vẩy da. Hàm lượng Retinol huyết tương 150mcg/100ml. Mãn tính, nếu dùng:
Trẻ mới đẻ: 10000 UI/24 giờ, từ 1–3 tháng.
Trẻ em: 10000–30000UI/24 giờ, từ 2–6 tháng.
Người lớn: 50000–100000 UI/24 giờ, từ 2–6 tháng. Biểu hiện: mỏng, mảnh, khô giòn da–lông, móng, niêm mạc môi, lợi nứt nẻ-tăng áp lực nội sọ, nhức đầu, phù nhú thị giác, song thị, rung giật nhãn cầu, sợ ánh sáng, dễ kích động, rối loạn giấc ngủ, đau xương khớp, đau cơ, chán ăn, buồn nôn, gan lách to, xơ gan. Trẻ em dày lớp vỏ xương ở xương dài, hàn sớm đầu xương (phồng dưới da, nhạy cảm đau đầu chi).
Cần sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bảo quản Vitamin A

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here