Dược chất Vitamin D3 – Khoáng chất và Vitamin | Thông tin chi tiết tác dụng, liều dùng, lưu ý

0
298

Vitamin D3 là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Vitamin D3. Bài viết dưới đây của Cier.info sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Vitamin D3

Dược chất Vitamin D3

Thông tin chung

  • Tên dược chất: Vitamin D3
  • Mã ATC: –
  • Nhóm dược lý: Khoáng chất và Vitamin
  • Tên khác: Cholecalciferol
  • Tên biệt dược: Effcal tablets; Briozcal
  • Dạng bào chế: Viên nén; Viên nén sủi bọt
  • Thành phần: Vitamin D3

Tác dụng của Vitamin D3

– tham gia vào quá trình tạo xương: vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng trên chuyển hoá các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphat. vitamin D3 làm tăng Hấp thu calci và phosphat ở ruột, tăng tái Hấp thu calci ở ống lượn gần, tham gia vào quá trình calci hoá sụn tăng trưởng. vì vậy vitamin D3 rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
– điều hoà nồng độ calci trong máu: giúp cho nồng độ calci trong máu luôn hằng định.
– Ngoài ra, vitamin D3 Còn tham gia vào quá trình biệt hoá tế bào biểu mô. gần đây đang nghiên cứu về tác dụng ức chế tăng sinh tế bào biểu mô và tuyến tiết melanin, ung thư vú…
– khi thiếu vitamin D3, ruột không Hấp thu đủ calci và phospho làm calci máu giảm, khi đó calci bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ calci máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn, còi xương, chân vòng kiềng, chậm biết đi, chậm kín thóp. người lớn sẽ bị loãng xương, xốp xương, xương thưa dễ gãy. phụ nữ mang thai thiếu vitamin D3 có thể sinh ra trẻ khuyết tật ở xương.

Dược lực học của Vitamin D3

Chống còi xương, tăng sự hấp thu calci ở ruột, tác dụng lên sự biến dưỡng và hấp thu phosphocalci của xương.

Dược động học của Vitamin D3

– Hấp thu: Vitamine D3 được hấp thu ở niêm mạc ruột nhờ muối mật và lipid, tích lũy ở gan, mỡ, xương, cơ và niêm mạc ruột, được đào thải chủ yếu qua đường mật một phần nhỏ.
– Phân bố: thuốc liên kết với alfa- globulin huyết tương.
– Chuyển hoá: trong cơ t

Chỉ định dùng Vitamin D3

Còi xương.
Chứng co giật, co giật do thiếu calci.
Bệnh nhuyễn xương.

Chống chỉ định Vitamin D3

Những bệnh kèm hội chứng tăng calci trong máu, tăng calci trong nước tiểu, sỏi calci, quá mẫn với vitamine D, những bệnh nhân nằm bất động (đối với liều cao).

Thận trọng lúc dùng Vitamin D3

Tránh quá liều, đặc biệt ở trẻ em, không dùng quá 10-15mg/năm.
Trong những chỉ định liều cao và kéo dài, phải thường xuyên theo dõi lượng calci trong máu, nước tiểu để tránh trường hợp quá liều.
LÚC CÓ THAI
Không nên chỉ định liều cao cho phụ nữ có thai.

Tương tác thuốc Vitamin D3

– Không nên điều trị đồng thời vitamin D3 với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể đãn đến giảm hấp thu vitamin D3 ở ruột.
– SỰ dụng dâud khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D3 ở ruột.
– Dùng vitamin D3 cùng với thuốc lợi tiểu th

Liều lượng và cách dùng Vitamin D3

Đối với trẻ nhũ nhi và người lớn có thể dùng thuốc bằng đường uống.
Còi xương: phòng bệnh còi xương phải được tiến hành sớm và liên tục đến hết 5 tuổi. Mỗi 6 tháng dùng 1 liều 5mg (200.000UI), liều dùng sẽ là 10mg (400.000UI) nếu trẻ ít ra nắng hoặc da sậm màu.
Tạng co giật, co giật do thiếu calci: điều trị bằng vitamine D giống như liều được chỉ định để ngừa còi xương và cần kết hợp với muối calci.

Tác dụng phụ khi dùng Vitamin D3

Khi dùng quá liều có thể gây tăng chứng tăng calci huyết, tăng calci huyết, tăng calci niệu, đau nhức xương khớp. Nếu dùng kếo dài gây sỏi thận, tăng huyết áp.
Ngoài ra có thể gặp suy nhược , mệt mỏi , nhức đầu , buồn nôn, nôn, tiêu chảy, giòn xương…

Quá liều khi dùng Vitamin D3

– triệu chứng lâm sàng: biếng ăn, khát nước, tiểu nhiều, táo bón, cao huyết áp.
– triệu chứng cận lâm sàng: tăng calci huyết, tăng calci niệu, rối loạn quan trọng các chức năng thận.

Bảo quản Vitamin D3

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here