Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh Nhóm Betalactam

0
1304
Kháng sinh Beta lactam Antibiotics
Beta lactam Antibiotics

Đặc điểm chung của nhóm kháng sinh Betalactam

Về cấu trúc đều có vòng β lactam (H).

Về cơ chế đều gắn với transpeptidase (hay PBP: Penicilin Binding Protein), enzym xúc tác cho sự nối peptidoglycan để tạo vách vi khuẩn. Vách vi khuẩn là bộ phận rất quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Thành phần đảm bảo cho tính bền vững cơ học của vách là mạng lưới peptidoglycan, gồm các chuỗi glycan nối chéo với nhau bằng chuỗi peptid. Khoảng 30 enzym của vi khuẩn tham gia tổng hợp peptidoglycan, trong đó c ó transpeptidase (hay PBP).

Các β lactam và kháng sinh loại glycopeptid (như vancomycin) tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn. Vách vi khuẩn gram (+) có mạng lưới peptidoglycan dầy từ 50- 100 phân tử, lại ở ngay bề mặt tế bào nên dễ bị tấn công. Còn ở vi khuẩn gram (-) vách chỉ dầy 1- 2 phân tử nhưng lại được che phủ ở lớp ngoài cùng một vỏ bọc lipopolysaccharid như 1 hàng rào không thấm kháng sinh, muốn có tác dụng, kháng sinh phải khuếch tán được qua ống dẫn (pores) của màng ngoài như amoxicilin, một số cephalosporin.

Do vách tế bào của động vật đa bào có cấu trúc khác vách vi khuẩn nên không chịu tác động của β lactam (thuốc hầu như không độc). Tuy nhiên vòng β lactam rất dễ gây dị ứng. Các kháng sinh β lactam được chia thành 4 nhóm dựa theo cấu trúc hóa học:

  • Các penam: vòng A có 5 cạnh bão hòa, gồm các penicilin và các chất phong tỏa õ lactamase.
  • Các cephem: vòng A có 6 cạnh không bão hòa, gồm các cephalosporin.
  • Các penem: vòng A có 5 cạnh không bão hòa, gồm các imipenem, ertapenem.
  • Các monobactam: không có vòng A, là kháng sinh có thể tổng hợp như aztreonam.

Chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh của Nhóm Betalactam

Chỉ định của nhóm kháng sinh Betalacam là diệt vi khuẩn. Các trường hợp chỉ định:

  • Dùng điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram (-), gram (+) gây ra.
  • Các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, hô hấp dưới
  • Nhiễm khuẩn da, xương cơ, mô mềm, sinh dục, niệu đạo, viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang, dạ dày, ruột.

Chống chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh của Nhóm Betalactam

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Tiêu chảy mẫn ngứa nổi mề đay,. Khi có triệu chứng dị ứng nặng phải dừng uống thuốc

Lưu ý trong việc sử dụng thuốc kháng sinh Nhóm Betalactam

  • Nên dùng Penicillin cho người viêm khớp
  • Nên dùng các thuốc sau cho phụ nữ có thai:
    • + Amoxcillin 500mg
    • + Ampicillin 500mg
    • + Cefalexin 500mg
    • + Cephadroxin 500mg
    • + Augmentin 1g
    • + Klamentin 1g
  • Dùng Amoxcillin + Clarithromycin để chữa viêm loét dạ dày
  • Dùng Amoxcillin cho người viêm loét dạ dày

Các thuốc trong nhóm kháng sinh Betalactam

Phân nhóm Penicillin

  • Penicillin 400.000dv 8v/2l – 1.000.000đv 4v/2l
  • Thuốc này đặc trị hiệu quả bệnh viêm xương khớp
  • Amoxcillin 500mg 4v/2l
  • Ampicillin 500mg 4v/2l
  • Cloxacillin 500mg 4v/2l

Phân nhóm Cephalosporin

Các thuốc trong phân nhóm Cephalosporin chia làm 3 thế hệ:

Cephalosporin Thế hệ I

  • Cefalexin
  • Cefadroxin

Có phổ kháng khuẩn gần với meticilin và penicilin A. Tác dụng tốt trên cầu khuẩn và trực khuẩn gram (+), kháng được penicilinase của tụ cầu.

Có tác dụng trên một số trực khuẩn gram ( -), trong đó có các trực khuẩn đường ruột như Salmonella, Shigella.

Bị cephalosporinase (β lactamase) phá huỷ.

Chỉ định chính: sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, nhiễm khuẩn kháng penicilin.

Các chế phẩm dùng theo đường tiêm (bắp hoặc tĩnh mạch) có: cefalotin (Kezlin), cefazolin (Kefzol), liều 2- 8g/ ngày Theo đường uống có cefalexin (Keforal), cefaclor (Alfatil), liều 2g/ngày.

Để khắc phục 2 nhược điểm: ít tác dụng trên vi khuẩn gram ( -) và vẫn còn bị cephalosporinase phá, các thế hệ cephalosporin tiếp theo đã và đang được nghiên cứu sản xuất.

Cephalosporin Thế hệ II

  • Cefuroxim 500mg
  • Cefuroxim 250mg Biệt dược: Zinnat, Cezinnat
  • Cefaclor 500mg

Hoạt tính kháng khuẩn trên gram (-) đã tăng, nhưng còn kém thế hệ 3. Kháng được cephalosporinase. Sự dung nạp thuốc cũng tốt hơn. Chế phẩm tiêm: cefamandole (Kefandol), cefuroxim (Curoxim) liều 3 – 6 g/ ngày. Chế phẩm uống: cefuroxim acetyl (Zinnat) 250 mg x 2 lần/ ngày.

Cephalosporin Thế hệ III

  • Cefixim
  • Cefpodoxime
  • Cefdinir

Tác dụng trên cầu khuẩn gram (+) kém thế hệ 1, nhưng tác dụng trên các khuẩn gram (-), nhất là trực khuẩn đường ruột, kể cả chủng tiết  lactamase thì mạnh hơn nhiều. Cho tới nay, các thuốc nhóm này hầu hết đều là dạng tiêm: Cefotaxim (Claforan), ceftizoxim (Cefizox), ceftriaxon (Rocephin), liều từ 1 đến 6g/ngày, chia 3 -4 lần tiêm.

Các thuốc trong nhóm uống sau ăn hoặc trước ăn 30 phút

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here